02438 259 888
083 979 3434

Cloud server là gì? Lý do sử dụng Cloud Server

DANH MỤC

Cloud server là gì và những đặc điểm, tính năng, lợi ích của Cloud Server. Doanh nghiệp nên lựa chọn Cloud Server và những lưu ý khi lựa chọn, sử dụng dịch vụ. Trên đây là những vấn đề, thắc mắc và câu hỏi của người dùng khi sử dụng và tìm hiểu Cloud Server mà SunCloud sẽ làm rõ, đưa ra thông tin để người dùng tham khảo, lựa chọn.

Cloud Server là gì?

Cloud server là gì là câu hỏi mà người dùng cần làm rõ khi sử dụng dịch vụ. Cloud server (hay còn gọi là máy chủ đám mây) là cơ sở hạ tầng ảo được xây dựng để thực hiện việc lưu trữ xử lý thông tin và ứng dụng. Cloud Server là một sản phẩm máy chủ tương tự như một chiếc máy chủ ảo (máy chủ VPS) nhưng được thiết lập thêm công nghệ Cloud Computing (công nghệ điện toán đám mây).

Cloud Server là gì

Tính năng nổi bật của Cloud Server là gì?

Quản lý dễ dàng

Cloud Server cung cấp cho bạn giao diện quản lý Server với đầy đủ các tính năng trên trình duyệt, bạn toàn quyền quản lý tài nguyên, cài đặt lại Server,… và các tính năng năng khác.

Truy cập từ xa

Máy chủ Cloud Server truy cập từ xa dễ dàng qua các công cụ remote desktop, ssh,..thông qua tài khoản cấp phát cũng như có thể truy cập thông qua console trên trang quản trị.

Tính sẵn sàng cao

Hệ thống Cloud Server có cơ chế tự theo dõi trạng thái của các Server, hệ thống tự động chuyển đổi giữa các server khi mà một trong các Server gặp sự cố.

Tùy theo hệ thống sẽ cho phép số node có thể gặp sự cố mà hệ thống vẫn hoạt động bình thường.

Khả năng mở rộng dễ dàng

Máy chủ Cloud Server được mở rộng nâng cấp nhanh chóng và dễ dàng. Hệ thống Cloud Server cùng với các trang quản trị dễ dàng sử dụng để thực hiện các thao tác nâng cấp máy chủ cũng như hệ thống hạ tầng sẵn sàng mở rộng các node trong hệ thống.

Cấu hình cao và chuyên dụng

Cloud Server sử dụng hệ thống Server chuyên dụng của các hãng sản xuất hàng đầu như  Dell, Lenovo, HP,..với cấu hình cao và hạ tầng network chuyên dụng đảm bảo hiệu năng cao.

Hệ điều hành riêng

Bạn có thể yêu cầu cài đặt Linux CentOS, Ubuntu, Fedora….hay bất kỳ hệ điều hành, ứng dụng được hỗ trợ trên hệ thống Cloud Server

Mô hình triển khai Cloud Server

Mô hình Public Cloud (Đám mây công cộng) 

Public Cloud hay Đám mây công cộng là các dịch vụ được bên thứ 3 cung cấp cho người dùng qua mạng Internet. Public Cloud được xây dựng nhằm phục vụ công cộng (public). Vì vậy mô hình này không bị giới hạn đối tượng sử dụng. Có hai hình thức sử dụng dịch vụ Public Cloud là miễn phí hoặc trả phí. Các dịch vụ trả phí thường áp dụng mô hình pay-per-usage (trả phí theo lưu lượng sử dụng).

Mô hình Private Cloud (Đám mây riêng) 

Private Cloud (hay Đám mây riêng) là những dịch vụ được cung cấp qua mạng nội bộ riêng biệt. Các doanh nghiệp có thể trực tiếp quản lý “đám mây” này và sử dụng nội bộ thay vì công khai hoặc Internet. Private Cloud cung cấp 2 loại hình dịch vụ là Iaas và PaaS.

Hybrid Cloud (Đám mây lai) 

Đúng như tên gọi, Hybrid Cloud hay Đám mây kết hợp là sự kết hợp giữa Public Cloud và Private Cloud. Điều này cho phép Hybrid Cloud khai thác lợi ích của cả hai mô hình này để tối ưu cho người dùng. Doanh nghiệp sẽ tạo ra các Hybrid Cloud và chia quyền quản lý với nhà cung cấp Public Cloud. Người sử dụng có thể sử dụng đồng thời các dịch vụ của nhà cung cấp và dịch vụ riêng của doanh nghiệp.

Community Cloud (Đám mây cộng đồng)

Community Cloud (hay Đám mây cộng đồng) là các dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây do các công ty cùng hợp tác tạo ra để cung cấp cho cộng đồng. Community Cloud có thể được quản lý bởi một bên thứ ba hoặc các tổ chức.

Lợi ích khi sử dụng Cloud Server là gì?

Truy cập mọi lúc, mọi nơi

Khác với máy chủ local tại văn phòng địa điểm lắp đặt riêng thì máy chủ cloud server được cấp phát địa chỉ IP public giúp khách hàng có thể truy cập dịch vụ, truy cập máy chủ mọi lúc, mọi nơi.

Độ bảo mật và an toàn dữ liệu

Máy chủ Cloud Server được dự phòng cũng như backup thường xuyên đảm bảo an toàn, bảo mật dữ liệu cho người dùng.  Nếu một một máy chủ trong hệ thống gặp sự cố, các máy chủ khác có thể sẵn sàng chạy để dịch vụ hoạt động ổn định.

Khả năng mở rộng

Trong môi trường dựa trên đám mây, bạn có thể mở rộng quy mô yêu cầu dữ liệu của mình, lên hoặc xuống, tùy theo các biến thể trong doanh nghiệp của bạn.

Điều này có thể được thực hiện nhanh chóng, đặc biệt là với đăng ký hàng tháng. Với cấu hình như vậy, bạn có thể chắc chắn rằng mình chỉ trả tiền cho những dịch vụ mà bạn thực sự sử dụng.

Khả năng mở rộng cũng có thể với một máy chủ chuyên dụng, nhưng nó bao gồm một quá trình tốn kém, mất thời gian và thường phức tạp.

Tiết kiệm thời gian và tiền bạc

Với một máy chủ chuyên dụng, điều quan trọng là bạn phải nhận ra rằng bạn có trách nhiệm giám sát và quản lý máy chủ của mình. Một máy chủ chuyên dụng có thể yêu cầu nhiều tài nguyên CNTT hơn để bảo trì.

Mặt khác, Cloud Server không yêu cầu cài đặt và bảo trì phần mềm tốn thời gian vì việc bảo trì máy chủ được quản lý hoàn toàn bởi nhà cung cấp đám mây phụ trách hệ điều hành ảo. Bạn có thể dành thời gian và tiền bạc mà bạn đã tiết kiệm cho các nhu cầu kinh doanh khác.

Các phần mềm Cloud Server phổ biến

Các phần mềm này có thể là Open Source miễn phí hoặc là phần mềm thương mại trả phí. Chúng tôi sẽ giới thiệu một số phần mềm triển khai Cloud Server phổ biến:

OpenStack
Là một dự án mã nguồn mở miễn phí do NASA và Rackspace hợp tác cùng ra mắt. Nó hỗ trợ các công nghệ ảo hóa dựa trên phần cứng XEN, KVM, VMware,…

Cloud server là gì

VMware vSphere

Chủ yếu là dành cho việc triển khai IaaS cho doanh nghiệp. Tuy nhiên các nhà cung cấp Hosting hay VPS rất ít dùng vSphere vì nó không phải là giải pháp kinh tế cho các Cloud Datacenter lớn.

Virtuozzo

Dùng các giải pháp ảo hóa trên hệ điều hành Docker hay Linux Container (LXC). Vì cần ít tài nguyên máy chủ, thiết bị mạng và ổ cứng nên nó được các nhà cung cấp máy chủ ảo bình dân triển khai.

Ngoài ra, còn một số phần mềm triển khai máy chủ ảo khác như: OpenNebula,  Apache CloudStack, OnApp, OpenShift,…

Doanh nghiệp nên lựa chọn sử dụng Cloud Server

Từ định nghĩa Cloud server là gì và từ các ưu điểm, lợi ích và tính năng của Cloud Server thì chúng ta có thể thấy rằng Cloud Server là xu hướng cũng như đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của doanh nghiệp trong việc triển khai hệ thống phần mềm, ứng dụng.

So với việc sử dụng máy chủ vật lý hay máy chủ ảo vps thì cloud server hiện nay thường được sử dụng nhiều vì các lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp.

Những lưu ý khi thuê Cloud Server

Tốc độ kênh truyền Internet

Khi sử dụng máy chủ Cloud Server thì tốc độ kênh truyền của máy chủ rất quan trọng. Đối với các hệ thống có số lượng người dùng hay truyền tải dữ liệu lớn thì tốc độ kết nối mạng Internet rất quan trọng đảm bảo kết nối ổn định và truy xuất dữ liệu một cách nhanh chóng.

Central Prossesing Unit (CPU)

Đây là thông số quan trọng người dùng cần quan tâm khi thuê máy chủ Cloud. Khi nhắc tới CPU, mọi người sẽ nhớ tới ngay đến chỉ số Hz hoặc số nhân (core). Những chỉ số này giúp cho máy chủ Cloud xử lý chạy nhanh và ổn định hơn. Tùy theo yêu cầu thực tế của doanh nghiệp, bạn có thể lựa chọn số core phù hợp nhất.

Random Access Memory (RAM)

Dung lượng RAM càng nhiều thì khả năng chạy được nhiều tác vụ cùng 1 lúc của máy chủ ảo lại càng cao. Tuy nhiên, người dùng cũng nên xem xét có bao nhiêu ứng dụng và các ứng dụng chạy trên VM này cần bao nhiêu RAM để có thể quyết định con số chính xác nhất. dịch vụ cloud server

Ổ cứng (Storage)

Hệ thống Cloud Storage đóng vai trò vô cùng quan trọng với máy chủ Cloud bởi chúng ảnh hưởng tới tốc độ xử lý của server. Người dùng cần quan tâm tới dung lượng và loại Storange khi nhắc tới bộ ngớ Storage. Thông thường nên lựa chọn ổ cứng SSD để truy xuất dữ liệu hơn là lựa chọn ổ HDD để sử dụng.

Đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật

Đội ngũ kỹ thuật vận hành, quản trị hệ thống Cloud Server cần chuyên môn cao cũng như hỗ trợ, tư vấn nhiệt tình và nhanh chóng giải quyết các vấn đề mà người dùng hay gặp phải.

 

Bài viết liên quan
Cach-quay-PPPoE-tren-may-tinh

Cách quay PPPoE trên máy tính

Nếu bạn đang sử dụng kết nối Internet của nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, bạn sẽ cần biết cách quay PPPoE trên máy